Sức khỏe sinh sản vị thành niên

SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
Vị Thành Niên (VTN) là gì ?
o Là người đang chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành. Tuổi từ 10 – 19 tuổi ( Theo WHO ) và chia làm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn đầu: 10 tuổi – 13 tuổi.
– Giai đoạn giữa: 14 tuổi – 16 tuổi.
-Giai đoạn sau: 17 tuổi – 19 tuổi.
o Mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ thể, chia làm 2 giai đoạn:

Xem thêm:

– Giai đoạn tiền dậy thì.
– Giai đoạn dậy thì hoàn toàn :
* Với nữ khoảng 13 – 14 tuổi đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
* Với nam khoảng 14 – 15 tuổi, đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên.
Vì sao phải chăm lo sức khỏe sinh sản VTN ?
o Giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều những thay đổi trong tâm sinh lý.
o Giai đoạn quan trọng trong việc định hình nhân cách để làm chủ bản thân về những hành vi tình dục, những kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe sinh sản sau này.
o Vị thành niên ngày nay có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với thông tin, kiến thức mới, hiện đại nhưng cũng phải đối mặt với những nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe như:
– Thông tin, hình ảnh mang tính kích động, sai lệch.
– Tệ nạn xã hội như: rượu, ma túy, mại dâm,
o Chưa có kinh nghiệm, kỹ năng sống:
– Dễ bị lạm dụng, ép buộc.

– Dễ bị kích động dùng thử thuốc, thử quan hệ tình dục.

– Không biết cách phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục khi có quan hệ tình dục

o Chương trình giáo dục giới tính, tình dục trong gia đình, nhà trường và xã hội còn hạn chế.
o Các em còn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Những biểu hiện thay ở tuổi vị thành niên
Cả nam và nữ đề có những thay đổi:
1. Vóc dáng :
• Chiều cao tăng nhanh

• Cơ bắp to lên (nam), hông nở nang, lớp mỡ dưới da dầy lên (nữ).

• Cơ quan sinh dục phát triển, mọc lông.

• Ngực phát triển

• Giọng nói thay đổi, nổi cụt yết hầu (nam)

• Hành kinh (nữ)

• Mộng tinh (nam)

• Có thể xuất hiện mụn trứng cá

• Mùi cơ thể do các tuyến mồ hôi tăng cừng hoạt động.

2. Tâm sinh lý – xã hội :
• Quan tâm và lo lắng trước những thay đổi của cơ thể

• Tình bạn vài tình bạn khác giới phát triển

• Thích độc lập, muốn gần bạn bè hơn cha mẹ

• Tò mò, thích tự khám phá thế giới xung quanh
Tác hại của quan hệ tình dục ở tuổi VTN
1. Tâm lý – Xã hội :
• Trí tuệ không phát triển đầy đủ do tâm trạng bất ổn, lo lắng hoặc bực bội.

• Không tập trung học tập, giảm trí nhớ.

• Đánh mất những cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp (nếu có thai và sinh con sớm)

• Không đảm bảo kinh tế cho việc nuôi con

• Không tìm thấy hạnh phúc thật sự

2. Sức khỏe :
• Có thai ngoài ý muốn nếu không sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT).

• Để lại những hậu quả trức mắt và lâu dài như: Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa, tai biến nạo hút thai, con nhẹ cân, sinh khó có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con hoặc vô sinh

Vị Thành niên cần có kiến thức gì về sức khỏe sinh sản ?
o Biết những thay đổi cơ thể và tâm sinh lý để đối mặt và đón nhận nó một cách tích cực.

o Biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục

o Hậu quả của quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên

o Kỹ năng sống.

o Phân biệt thế nào là tình bạn và tình bạn khác phái.

o Phân biệt giữ tình yêu và tình dục.
Những điều nên và không nên
1. Nên
• Chủ động tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS), bệnh lây truyền qua đường tình dục từ cha mẹ, Sách báo, thầy cô, anh chị và bạn bè.

• Nên tâm sự những điều lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với cha mẹ, những người thân, tin cậy, có kiến thức và có trách nhiệm.

• Tránh xa những hình ảnh khiêu dâm, tệ nạn ma túy, cờ bạc.

• Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao điều độ.

• Thiết lập tình bạn, tình bạn khác giới trong sáng, thủy chung, tôn trọng và giúp đở lẫn nhau cùng tiến bộ.

2. Không nên:
• Quen hệ với những bạn bè không tốt

• Yêu quá sớm

• Thử quan hệ tình dục

• Thử dùng thuốc lá, rượu, ma túy.

• Đi chơi riêng với bạn khác giới, vào những chỗ vắng, tối tăm.

• Tiếp bạn khác giới khi nhà vắng người.