Sự hình thành kinh nguyệt

Cơ chế phát động

a. Chu kỳ phóng noãn

Đựơc nghỉ ngơi từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì, khi cơ thể biến đổi về chất, hạ đồi tuyến yên tiết loại nội tiết (LH-RH) phát động, buồng trứng mới bắt đầu hoạt động.

Bắt đầu một chu kỳ, có tới 20 nang trứng phát triển. Nhưng rồi nó teo dần chỉ còn một nang trứng chiếm ưu thế. Trên thực tế, hầu hết chỉ có một nang trứng rụng (rất hiếm hai). Đó là sự lựa chọn giành ưu thế trưởng thành mang tính sinh tồn. Vì nang trứng ấy đáp ứng được khả năng tụt nồng độ của FSH.

kinh_nguyet1

Trứng rụng khi nào?

Khác với động vật như thỏ, mèo, chuột… động tác giao cấu gây phản xạ tiết LH làm vỡ vỏ nang làm trứng rụng, ơ người, trứng rụng một cách rất âm thầm. Theo tiến triển của chu kỳ, tuyến yên tự giải phóng ồ ạt LH đến cực đại rồi đột ngột giảm tiết, gây đáp ứng trứng rụng.

Sự thay đổi tương ứng từng ngày ở nội mạc tử cung, nang noãn và hormon.

Trứng rụng, nang noãn bị xẹp. Bề mặt buồng trứng hình thành màu vàng nhạt, gọi là thể vàng. Thể vàng (hoàng thể) tiếp tục tiết ra Estrogen và Progesteron. Hai hormon này ức chế tuyến yên tiết LH và FSH. Nếu có thai, hoàng thể tô’ lại có tác dụng giữ cho nội mạc tử cung không bong, nên không có kinh nữ.

b. Chu kỳ kinh nguyệt

Nội mạc tử cung có cấu trục một hệ thống tuyến và mạch máu ngoằn ngoèo chịu tác động của nội tiết tô’ biểu hiện theo chu kv kinh.

Khi nang trứng tiết ra Estrogen với nồng độ tăng dần thì lớp tuyến ở bề mặt nội mạc được phát triển và chịu nhiều biến đổi. Các ông tuyến được tái tạo và tăng trưởng. Sau trứng rụng, hoàng thế’ tạo ra Progesteron thì mạch máu cùng ống tuyến phát triển nhanh, ngoằn ngoèo và chế tiết Glycogen. Các mô đệm phù nề. Bề dày niêm mạc tử cung tăng dần đến 10mm vào ngày thứ 24 trong chu kỳ 28 ngày. Rồi đột ngột nội mạc mỏpg đi bởi sự hấp thu gian bào và chuẩn bị cho cuộc hành kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất 21, dài nhất 40, trung bình 28 ngày.

4022-roi-loan-kinh-nguyet-02-jpg

Hành kinh

Là máu từ tử cung chảy ra hàng tháng mang tính chu kỳ. Nó phản ảnh hoạt động của cả buồng trứng và của tử cung. Trong hành kinh, nội mạc co dãn từng nhịp một phút, cách nhau 3-5 phút để đẩy niêm mạc bong và máu kinh ra. Sau khi niêm mạc bong, lớp nền được tái tạo ngay, đến khi hết kinh lớp nền được tái tạo hoàn toàn và bắt đầu tăng sinh của niên mạc.

Sô’ lượng máu chảy độ 100 – 200ml . Nhiều dần từ ngày thứ 2, ít dần từ ngày thứ 3-4. Màu đỏ thẫm. Không đông. Một đợt kéo dài 3-5 ngày, có khi 6-7 ngày. Trong chất dịch ấy chứa các thành phần máu, tế bào bong bộ phận sinh dục, chất nhày, vi khuẩn…

Vậy điều gì làm nên nhịp điệu này ?

Đó là nội tiết tô’ nữ

Nội tiết tố nữ là gì.

Là sản phẩm chế tiết từ những tuyến nội tiết, góp phần quan trọng điều hòa các nhịp sinh học nói chung trong cơ thể. Ví dụ thúc đẩy quá trình tổng hợp chuyên hóa đạm, đường, mỡ, nước…đặc biệt, tham gia duy trì giới tính nữ, kinh nguyệt…

Trong cơ thể có hai loại tuyến nội tiết:

  • Loại chỉ tiết ra nội tiết tố như tuyến yên, tuyến thượng’

thận.

  • Loại tiết cả nội tiết tô lẫn ngoại tiết như tuyến tụy, buồng

trứng.

Buồng trứng chế tiết nội tiết tô’ Estrogen, Progesteron và trứng. Thời kỳ trước khi trứng rụng gọi là pha nang noãn; sau đó gọi là pha hoàng thể. Ta hãy quan sát một vài nội tiết tô’ đặc trưng.

  1. LH-RH

Nguồn gốc:

Chê’ tiết ở hạ đồi (não) từ các neurone của nhân Arqué.

Nhiệm vụ:

Kích thích tuyến yên tiết ra hormon FSH và LH.

Hoạt động:

Khi trứng chưa rụng, LH-RH giải phóng từng lượng nhỏ 1-1,5 giờ và gia tăng trước khi trứng rụng. Khi trứng rụng rồi, nhịp tiết chậm hơn khoảng 4 giờ một lần.

Đặc biệt, trong chê’ độ ăn uống kém, suy dinh dưỡng, hormon này không được tiết theo nhịp bình thường, hiện tượng dậy thì sẽ không xảy ra. Kèm theo, thấy tử cung và buồng trứng không phát triển.

  1. FSH

Nguồn gốc:

Là Glycoprotein có phân tử lượng 51.000, từ tuyến yên, dưới tác động của LH-RH.

Nhiệm vụ:

Giúp nang noãn phát triển.

Tác động vào tế bào hạt, thực hiện quá trình thơm hóa androgen tạo ra Estradiol (E2).

Hình thành các thụ thể với LH.

Hoạt động’.

FSH tăng tiết từ tuổi 11, ổn định vào tuổi 13. Trong chu kỳ kinh được tiết nhiều ở đầu chu kỳ, tạo được một đỉnh {đồ thị hình trang 13) rồi giảm trước khi trứng rụng và tiếp tục hạ thấp dần sau rụng trứng. Nên gọi là hormon phát triển nang noãn. Định lượng FSH trong nước tiểu (hoặc huyết tương) có thể nhận biết sự khác thường và bệnh tật.

Ví dụ định lượng nước tiểu trong 24 giờ: Bình thường ở pha nang noãn và pha hoàng thể: 1-18 miu. Pha rụng trứng: 16-35 miu và khi mãn kinh: 50-300 miu.

FSH tăng, gập trong dậy thì sớm do đồi yên, hội chứng Turner, Morsier, Klinefelter XXY, loạn sản, có thai, K nhau, do xạ trị, uống thuốc Clomifen.

FSH giảm trong:thiếu năng hạ đồi, man kinh, dùng thuốc Estrogen.

  1. LH

Nguồn gốc:

Từ tuyến yên. Là một Glucoprotein có phân tử lượng 40.720.

Nhiệm vụ :

Kích thích nang trứng chín. Thúc đẩy tế bào vỏ tiết Androgen.

Thúc đẩy trứng rụng và bài tiết Estrogen, Progesteron.

Hoạt động:

Xuất hiện sau FSH khoảng 2 năm với liều lượng thấp. Còn trước khi trứng rụng, LH tăng đột ngột báo tín hiệu rụng trứng (đồ thị hình trang 13). Vì thế LH gọi là hormon của sự phóng noãn. Lợi dụng đặc tính này người ta làm que thử (test) đề’ tìm thời gian trứng rụng .

Cũng có thê tìm LH trong nước tiểu (hoặc huyết tương) để tìm hiểu bệnh tật.

Ví dụ ở nước tiểu trong 24 giờ: Bình thường pha nang noãn : 5 – 45mIU, pha rụng trứng: 40 – 150mIU. Pha hoàng thê 20 – 45 và mãn kinh 4 – 20mIU.

Tăng trong suy sinh dục (kể cả mắc phải). Klinefelter, dùng thuốc Clomifen.

Giảm trong suy tuyến yên, hạ đồi-yên. Sự thiếu hụt LH và FSH ở trước tuổi dậy thì sẽ biểu hiện vô kinh. Hoặc do dùng nội tiết tô’ Estradiol..

  1. Etrogene

Nguồn gốc:

Là steroid, có nhân cyclo pentano perhydrophenantronic; sản phẩm thơm hóa các Androgen tại tế bào hạt nang noãn, dưới tác động của FSH. Và được chế tiết ngay trong pha hoàng thể và nhau thai (El và E2)

Nhiệm vụ chính:

Tham gia chuyển hóa đạm, đường, mỡ… điều hòa biệt hóa và phát triển cơ quan sinh dục.

Làm niêm mạc tử cung dày lên, chậm bong và tích luỹ Glycogen.

Nuôi dưỡng tuyến sinh dục, niệu đạo, môi bé… Điều hòa tiết dịch cổ tử cung, co thắt và hé mở lỗ cổ tử cung.

Giữ và phát triển thai nhi.

Hoạt động:

Lưu hành trong huyết tương dưới 3 dạng có thể hoán đổi nhau :

  • 17B estradiol (E2)
  • Estron (El, Folliculin)
  • Estriol (E3)

Chui qua màng tế bào vào nhân sao chép ADN và tăng tổng hợp ARN.

E2 tạo nên sự phản hồi ức chê tuyến yên (négative

 

feedback mecanism) ở đầu chu kỳ kinh và kích thích vào thời điếm trước khi trứng rụng. E-2 tăng dần tạo đỉnh, sau trứng rụng thì giảm dần .

Thải qua đường tiểu ở dạng phenolsteroid-niệu, bình thường thấy:

  • Ớ 9 tuổi, rất thấp.
  • Trong kỳ kinh: Ngày thứ 10-12 ~20 pg

Ngày thứ 12-16 đỉnh 40-80 pg.

  • Khi mang thai, rất cao ở tuần thứ 5: ~150ụg/NT24.(nứơc tiểu 24 giờ)
  • Mãn kinh: tăng rồi giảm dần theo tuổi.

Bệnh tật phản ảnh qua xét nghiệm Estrogen thấy:

Tăng trong: u buồng trứng.

Giảm trong: Suy buồng trứng. Mang thai, nếu Estrogen niệu <TSQug/NT24, nghĩ tới nguy cơ dọa sẩy thai.

  1. Progesteron

Nguồn gốc:

Là steroid có 21 carbon, được chế tiết từ 2 loại tế bào hạt của hoàng thể. Và từ nhau thai từ tháng thứ 2.

Nhiệm vụ:

Cùng Folliculin, chuẩn bị nội mạc tử cung cho phôi làm tố.

Kháng Estrogen, ngăn tăng sinh nội mạc tử cung. Giảm co thắt sinh dục phụ. Kháng Androgen tăng thải muôi, tăng thân nhiệt..

Thúc đẩy phát triển nang tuyến sữa.

Làm mỏng niêm mạc âm đạo cho tế bào dễ tróc.

ức chế nội tiết tô’ hướng dục.

Hoạt động:

Vào tế bào rồi tới nhân, liên kết với chromatin sản xuất ra ARN thông tin để tổng hợp prọtein cho tế bào.

Là hormon của hoàng thể, vì thế, nếu :

  • Trứng không được thụ tinh. Hoàng thể chỉ tồn tại 12-14 ngày. Trên đồ thị hình trang 13, do tác dụng phản hồi ức chế hạ đồi dẫn tới giảm nhịp độ phát triển nang noãn ở buồng trứng. Lượng Progesteron trong huyết tương được ghi nhận như sau (đơn vị đo pg/L):

Ở trẻ em < 0,20; mãn kinh 0,16-0,48.

Pha nang noãn 0,17 – 1; pha rụng trứng 0,5 – 3; pha hoàng thể 3 – 26.

  • Trứng thụ tinh, hCG (tiết từ nhau) tác động, Progesteron được chế tiết 3 tháng đầu từ hoàng thể. Còn các tháng tiếp, do nhau và bào thai tiết ra để giữ thai. Sau đây là ghi nhận lượng Progesteron khi mang thai (đơn vị đo pg) : ơ 3 tháng đầu 20 – 40; 3 tháng giữa 30 – 115; 3 tháng cuối 75 – 200.
  • Dạng tự do, chuyển hóa ở gan và 60% thải dưới dạng pregnandiol (PGD) qua thận.

Tăng trong : u nang buồng trứng, K nhau thai hoặc u vỏ thượng thận.

 

Giảm trong : Thiểu năng buồng -trứng, mãn kinh, thiếu năng nhau thai, thai chết lưu, sản giật.

  1. (PRL, Luteotropic hormon, LTH…)

Nguồn gốc:

Là polypeptid, phân tử lượng 23.000, được tiết ra từ thuỳ trước tuyến yên .

Nhiệm vụ:

Phát triển tuyến vú. Sản xuất sữa. Gây vô kinh.

Hoạt động:

Lượng prolactin cho tới 12 tuổi, đạt được như người trưởng thành.

Trước tuổi dậy thì và mãn kinh : 5,25±3,35ụg/l. Ớ chu kỳ kinh tăng dần tới<18pg/l.

Khi có thai, tăng dần đến gấp 10 lần lúc sinh. •

Lượng prolactin được tiết lớn nhất khi cho con bú, tối đa sau bữa bú 30 phút.

Nếu lượng PRL quá cao sẽ làm giảm Estrogen, gây khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, loãng xương… PRL huyết tăng còn cho biết các u lành tính của tuyến yên, hạ đồi (xem thêm bệnh về vú).

  1. HCG (hormone chorio gonadotrophique)

Nguồn gốc:

Là Glycoprotein, do hợp bào lá nuôi nhau thai tiết ra. Nhưng được nhắc tớí như một phần cần thiết trong chẩn đoán thai sớm bằng độ nhạy củà p-hCG.

Nhiệm vụ:

Giữ gìn hoàng thể.

Có chức năng trong chuyến hóa tuyến sinh dục phôi.

Có thể có vai trò ức chế phản ứng miễn nhiễm trong sự tạo phôi mà tinh trùng là một dị nguyên.

Theo dõi diễn tiến của hCG trong huyết tương giúp chẩn đoán thai sớm, tiên lượng sẩy thai, thai ngoài tử cung và cả việc tìm dị thường nhiễm sắc thể 21 vào tuần thứ 16-18 (bệnh Down).

Như vậy nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, cuối cùng là rối loạn nội tiết nữ. Điều chứng tỏ khi mãn kinh không còn rối loạn nữa!