Vô sinh, tại ai ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiếm muộn và vô sinh ở cả nam và nữ.

Hiếm muộn hoặc vô sinh là những điều tồi tệ, kinh khủng với bất kỳ cặp vợ chồng nào. Sau đây xin được nêu ra một vài yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ và nam giới.

vo-sinh

Các vấn đề của phụ nữ

Phụ nữ cũng gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà có thể chính bản thân họ cũng chưa nắm bắt được hết.

Yếu tố sức khỏe nói chung

Một số yếu tố sức khỏe phổ biến gây ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng, thụ thai, hoặc mang thai của người phụ nữ.

  •  Thừa cân: hàm lượng chất béo trong cơ thể vượt quá 10 – 15% mức thông thường khiến cho có quá nhiều estrogen trong cơ thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

  •  Thiếu cân: hàm lượng chất béo trong cơ thể dưới mức bình thường từ 10 – 15 % cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

  •  Mất cân bằng nội tiết tố: là một hiện tượng bất thường trong hệ thống nội tiết tố (đặc trưng là chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá ngắn hoặc quá dài) gây ảnh hưởng đến sự rụng trứng.

  •  Một số rối loạn: các bệnh như lupus, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

  •  Uống thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị rối loạn mãn tính có thể gây vô sinh tạm thời.

  •  Sử dụng thuốc lá hoặc rượu: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ, và thậm chí uống rượu ở mức vừa phải cũng có thể làm giảm khả năng thụ thai.

  •  Ảnh hưởng từ nghề nghiệp hoặc môi trường: tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, nhiệt độ cao, hóa chất, phóng xạ, điện từ nặng hoặc bức xạ sóng ngắn có thể làm giảm khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Nếu trước đây bạn đã từng bị sảy thai nhiều lần hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt bị đau đớn và phải dùng thuốc để giảm đau, thì những yếu tố này cũng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bạn.

Bệnh về ống dẫn trứng

Có khoảng 20% các trường hợp vô sinh được điều trị liên quan đến ống dẫn trứng. Viêm vòi trứng hoặc tắc ống dẫn trứng thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm vùng chậu, hoặc đã có phẫu thuật từ trước. Hãy nói rõ với bác sĩ nếu bạn đã từng mắc phải một trong số những căn bệnh sau hoặc từng trải qua phẫu thuật:

  •  Một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó, chẳng hạn như bệnh lậu, giang mai, hoặc chlamydia.

  •  Đau vùng chậu, tiết dịch âm đạo bất thường, hoặc chảy máu, đôi lúc kèm theo sốt.

  •  Phẫu thuật vùng chậu do u nang buồng trứng, hoặc do mang thai ngoài tử cung (mang thai diễn ra bên ngoài của tử cung, thường là trong các ống dẫn trứng).

Để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe sinh sản của mình, bạn nên làm một số xét nghiệm, siêu âm hoặc chụp chiếu để có kết quả cụ thể và chính xác nhất.

Lạc nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp thai nhi “nằm” ở đó. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể “chạy” tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là “lạc”.

Lạc nội mạc tử cung là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn ở nữ giới dù không phải 100% bị bệnh là vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn ở nữ giới (Hình minh họa)

Triệu chứng

Biểu hiện thường gặp là đau ở vùng xương chậu, lưng dưới và ngay cả bụng. Cường độ của cơn đau không tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Có thể đau sau khi giao ban hoặc cảm thấy đau đớn khi đi tiểu tiện trong thời gian đèn đỏ.

Những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cũng có thể bị các vấn đề về tiêu hoá.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lạc nội tử cung chiếm từ 5 – 30% vô sinh ở nữ.

Một số yếu tố khác góp phần cùng lạc nội tử cung gây ra vô sinh, bao gồm:

  •  Mô sẹo: các mảng cứng của mô sẹo hình thành giữa tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, ngăn cản trứng di chuyển đến ống dẫn trứng.

  •  U nang: u nang nội mạc tử cung có thể phát triển bên trong các buồng trứng, ngăn chặn rụng trứng hoặc nằm trong ống dẫn trứng.

  •  Cấy vào trứng: Lạc nội mạc tử cung còn có thể ngăn chặn trứng thụ tinh bám vào thành tử cung.

Khi mắc phải chứng bệnh lạc nội mạc tử cung, nếu phát hiện sớm sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được bệnh tật tốt hơn và có cơ hội phục hồi khả năng sinh sản, do đó, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đã từng rơi vào một trong những trường hợp sau:

  •  Gia đình bạn có người đã từng bị lạc nội mạc tử cung.

  •  Đau đớn khi có kinh nguyệt hoặc vào ngày rụng trứng.

  •  Kinh nguyệt ra quá nhiều (cảm giác như chảy thành dòng).

  •  Bị tiêu chảy hoặc đau bụng trong thời gian có kinh nguyệt.

  •  Đau khi giao hợp.

Trong một số trường hợp, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung không có triệu chứng đau. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục không có triệu chứng và rất khó phát hiện ở phụ nữ. (Ví dụ, 70% phụ nữ nhiễm chlamydia không có triệu chứng và người ta không biết để điều trị bệnh). Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến viêm vòi trứng, thai ngoài tử cung, các vấn đề sinh sản khác, và sẽ gây ra vô sinh nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.

Để giảm nguy cơ này cần:

  •  Sử dụng bao cao su để ngăn chặn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

  •  Hãy cân nhắc khi có quan hệ với những người có nhiều bạn tình một lúc, bởi người đó có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao gấp nhiều lần so với những người chung thủy với một bạn tình.

  •  Phát hiện và điều trị viêm nhiễm sớm. Nếu bạn hoặc bạn tình bị viêm nhiễm thì tốt nhất cả hai cùng điều trị.

Các bệnh lây truyền tình dục cũng ảnh hưởng tới quá trình thụ thai. (Hình minh họa)

Các vấn đề của nam giới

Vô sinh ở nam giới cũng có rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số yếu tố góp phần dẫn tới vô sinh ở nam giới:

  •  Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm suy yếu khả năng di chuyển của tinh trùng.

  •  Sử dụng rượu: Uống nhiều hơn một hoặc hai ly rượu mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, làm mức testosterone thấp hơn, gây ra rối loạn cương dương.

  •  Sử dụng ma túy bất hợp pháp: Cocaine hoặc sử dụng nhiều cần sa tạm thời làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng đến 50%.

  •  Lấy thuốc theo toa: Một số loại thuốc cho những người bị lở loét hoặc bệnh vẩy nến, có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự sản xuất tinh trùng.

  •  Tiếp xúc với các chất độc hại hoặc nguy hiểm trong công việc: tiếp xúc với các chất như chì, thủy ngân, hydrocarbon, thuốc trừ sâu, phóng xạ, và tia X – quang có thể có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.

  •  Để bộ phận sinh dục trong môi trường nóng: Việc sử dụng thường xuyên phòng xông hơi, tắm hơi, bồn tắm nước nóng hoặc tắm với nước nóng có thể tạm thời làm giảm sản xuất tinh trùng và làm giảm số lượng tinh binh.

  •  Tiền sử bệnh tật: Những người đàn ông có tiền sử viêm tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng sinh dục, quai bị sau tuổi dậy thì, phẫu thuật thoát vị, tinh hoàn không xuống, hoặc giãn tĩnh mạch bìu (varicocele) cũng có thể bị giảm khả năng sinh sản.