Rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẩn đoán nguyên nhân là việc khó, cần thời gian, kinh nghiệm, có khi phải điều trị thử. ..mới tìm ra được.

roi-loan-kinh-nguyet

Đau bụng khi hành kinh (thống kỉnh, Dysménorrhée)

Gặp tới 30%. Có khi đau xoăn xít, nhưng có khi chỉ lâm râm một vài ngày. Cái đau không giống nhau.

Tại sao đauĩ

Đau như ở những em gái mới hành kinh lần đầu thường do tư tưởng sợ đau. Đau này gọi là thốìig kinh nguyên phát.

Còn đau có nguyên nhân như u xơ tử cung, lạc nội mạc tứ cung… làm co thắt tử cung, cố tử cung, gọi là thống kinh thứ phát. Các mạch máu co thắt đế cầm máu, hoặc chính tử cung sinh ra các chất như prostaglandin hay menotoxin…. gây đau. Hoặc do cả 3 yếu tô trên.

Phòng và giảm đau:

Làm giảm cơn co thắt bằng thuốc Alverin (spasmaverin 40mg X 2 viên), hoặc Drotaverin (no-spa 40mg X 2 viên) hoặc Diclofenac 50mg X 1 viên, cho một lần uống.

Cao (viên) ích mẫu có tính chất hoạt huyết, hóa ứ, dùng trong bế kinh (kinh không thông), rong kinh (do huyết ứ), thống kinh, điều hòa kinh nguyệt, dùng 1-2 tháng có tác dụng tốt.

Đau trước khi có kinh (tiền kinh)

Trước hành kinh dăm ba ngày, thấy khó chịu, căng, đau đầu, bụng, vú hoặc như phù… nhưng khi hành kinh các dấu hiệu này tự nhiên mất.

Tại sao?

Có thế do prostaglandin sinh ra từ tử cung, tăng cao. Nhưng có ý kiến cho rằng, giữa Estrogen và Progesteron thiếu sự cân bằng.

Làm giảm đau bằng an thần nhẹ, liều thấp: Rotunda, Seduxen…

Hoặc dùng Progestogen (Duphaston) từ ngày thứ 16 đên ngày thứ 25 của chu kỳ kinh.

Rong kinh (ménorragie)

Là hành kinh kéo dài hơn bình thường (7-8 ngày).

Tại sao?

Rong kinh ra nhiều máu gọi là cường kinh. Với các em ở tuổi dậy thì, các chị tiền mãn kinh, do tăng Estrogen tương đôi (tức do thiếu Progesteron). Ngoài ra, có thể do bệnh như rối loạn đông máu, rối loạn vận mạch, hoặc do tăng sinh nội mạc, viêm nội mạc, hay u xơ tử cung.

Hướng trị liệu chung cho dạng cường kinh là tránh để kéo dài tình trạng thiếu máu suy nhược cơ thể. Dùng Progesteron không chế Estrogen ở nửa sau chu kỳ kinh.

Tuổi mãn kinh điều trị bằng nội tiết ít kết quả. Thường can thiệp phẫu thuật.

Song có dạng rong kinh chỉ ra rất ít, gặp ở người kinh thưa… thường do thiếu Estrogen. Hướng trị liệu là dùng nội tiết tcí kết hợp sau khi thăm dò tế bào âm đạo.

Rong huyết

Là máu chảy ra qua đường sinh dục bất cứ thời gian nào, kể cả lúc mang thai.

Tại sao?

Khoảng 25-30% do bệnh ác tính đường sinh dục, như u, bướu. Tiếp đến là viêm loét, lao sinh dục, chấn thương.

Ớ thời mãn kinh, tự nhiên máu chảy, thì 50% nghĩ tới ƯNG THƯ bộ phận sinh dục.

Khi mang thai mà rong huyết, phải quan tâm tới nguy cơ sẩy thai. Sau đó kể đến các bệnh khác như rối loạn đông máu, suy gan.

Ngoài ra, còn gặp sau nạo, hút thai, đặt vòng, dùng thuốc chông đông…

Hướng trị liệu chung, nếu chảy máu cấp phải hạn chế đi lại. Báo cho bác sĩ tìm mọi cách cầm máu, ngăn chặn nguy cơ sẩy thai (nếu có). Tìm nguyên nhân xử lý triệt để.

roi_loan_kinh_nguyet_2

Vô kinh

Là lâu ngày, không có hành kinh.

Tại sao?

Có loại vô kinh nguyên phát ở người dậy thì muộn.

Có loại vô kinh thứ phát ở người đã hành kinh, mà hơn 3 tháng không thấy kinh.

Những người mang thai, nuôi con bú, học sinh gái trước kỳ thi, vận động viên trước kỳ tranh giải… dạng này là vô kinh sinh lý. Kinh tự trở lại bình thường.

Những người không có âm đạo, cổ tử cung bị bịt, màng trinh không thủng… máu kinh không ra được, gọi là vô kinh giả. Chỉ cần rạch, nong… thông đường ra là ồn.

Có thế vô kinh do bệnh tật. Vô kinh nguyên phát gặp ở người trẻ. Vô kinh thứ phát gặp ở người trên 30 tuổi. Nguyên nhân có rất nhiều. Một thống kê cho thấy tỉ lệ phần trăm (nguyên phát và thứ phát) như sau:

Suy buồng trứng (%) :     36 và 29

Thiểu năng sinh dục và hướng dục tô: 34 và 0

Buồng trứng đa nang:                            17 và 30

Suy tuyến yên:                                        4 và 2

Tăng prolactin máu: 3 và 14
Trọng lượng cơ thế: 2 và 19
DỊ dạng sinh dục: 4 và 0
Nguyên nhân khác: 0 và 6
Hướng trị liệu:
Với vô kinh nguyên phát, phần lớn vô kinh cơ hội, kể cả

người trưởng thành (20 – 21 tuổi) điều trị tích cực vẫn trở lại bình thường.

Với vô kinh thứ phát phải tìm nguyên nhân mới điều trị trả lại kinh kỳ bình thường được.

Một sô dạng rối loạn kinh nguyệt khác

а.   Đa kinh (kinh mau, kinh dày, polyménorrhée)

Chu kỳ kinh dưới 21 ngày. Do nang trứng trưởng thành nhanh, rút ngắn giai đoạn phát triển.

Trị liệu dùng Estrogen cho nửa đầu chu kỳ kinh, rồi dùng Progesteron cho nửa cuối chu kỳ.

б.   Kinh thưa (oligoménorrhée)

Chu kỳ kinh trên 35 ngày (cơ chế ngược với kinh dày). Có thế không cần điều trị.

  1. Kinh ít

Là khi hành kinh, lượng máu ra rất ít. Có thế nội mạc tử cung kém phát triển. Có khi lòng tử cung bị dính. Hoặc nguyên do từ buồng trứng. Phải tìm rõ nguyên nhân đế điều trị.

Có một vòng kinh không rụng trứng

Đó là những kỳ kinh đầu tiên bạn mới chạm vào tuổi dậy thì hoặc là, chớm sang “cái nắng xế chiều”! Nếu chu kỳ kinh dài (6 tuần đến 6 tháng mới có một lần) thì có thể không có rụng trứng hoặc trứng rụng không đều. Thực tế có khoảng 1/10 các vòng kinh không trứng rụng.

Sự can thiệp của thuốc nội tiết, làm cho niêm mạc tử cung đáp ứng sinh kinh mà không cần trứng rụng. Thuốc tránh thai là một ví dụ ức chế rụng trứng nhưng người phụ nữ vẫn hành kinh. Uống đều đặn, vòng kinh trở về 28 ngày.

Đặc điểm những kỳ kinh này không khác những kỳ kinh có trứng rụng nên ta không nhận biết được. Có chăng không thấy đau bụng kinh. Hoặc có thể biết được trứng không rụng bằng phương pháp đo thân nhiệt dựa trên nguyên lý Progesteron ớ nửa sau chu kỳ sau gây tăng nhiệt cơ thể. Song biết đâu có chị em, cơ thế không cảm ứng với Progesteron (!), thì độ tin cậy bằng phương pháp này không nhiều.