VIÊM NHIỄM SINH DỤC NGOÀI

VÀI NÉT Ở BỘ PHẬN SINH DỤC NGOÀI

Cơ quan sinh dục nữ
Cơ quan sinh dục nữ
  1. Thời con gái trinh nguyên

Là vùng luôn được coi là sạch sẽ. Cùng với ý thức vệ sinh cao ở đó, nhờ có vi khuẩn cộng sinh kỵ khí Doderlein chế hóa

glycogen tạo ra môi trường acid ổn định với độ pH= 4 – 1,5; đủ khá năng ức chế (tiêu diệt) cả bầy vi khuẩn có hại như các cầu khuẩn, lactobacolus….

  1. Thời con gái đi qua

Trong thực hành và xúc cảm, người ta quên đi hay ít chú ý bảo vệ nên hầu hết nó không còn như xưa nữa. Một khi các lọai vi trùng như Hemophilus, Trichomonas… ồ ạt xâm nhập phá võ’ thế cộng sinh thì việc viêm nhiễm là điều rất dễ xảy ra.

Cấu trúc âm hộ – âm đạo chủ yếu là da, niêm mạc và tuyến, nên chủ yếu bệnh của da, niêm mạc và tuyến. Bệnh hầu hết do tình dục và sinh đẻ. Bệnh âm hộ thường đi đôi với bệnh lý âm đạo vì vậy bệnh âm hộ-âm đạo như bệnh chung.

BỆNH NHIỄM KHUẨN

  1. Viêm âm đạo do Bacterial vaginosis

Chủ yếu vi khuẩn Gardnerella vaginalis phát triển khi pH > 4,5 cùng với vi khuẩn yếm khí khác tạo ra viêm âm đạo không đặc thù. Thấy:

  • Nhiều khí hư, thành lớp mỏng như được phết vào thành âm đạo, xám trắng đồng nhất như kem.
  • Mùi cá ươn. Nếu nhỏ vài giọt KOH 10% vào khí hư, mùi tanh tưởi bốc lên thật khó chịu.

Trị liệu: Thuốc Metronidazol 750mg X 7 ngày (hoặc Amox).

Phòng bệnh: Vệ sinh sạch sẽ. cần thiết, điều trị bạn tình khi phụ nữ hay tái phát.

  1. Do trùng roi (Trichomonas Vaginalis)

Là ký sinh trùng lông mao (hình quả roi, bầu dục) thích hợp với pH = 5,9 – 6,8. Sống di động. Gây bệnh với dấu hiệu:

  • Khí hư, dịch trong, với bọt nổi cợn. Màu vàng hay hơi xanh. Mùi thối.
  • Cảm giác nóng rát âm đạo. Ngứa ít. Đau khi sinh hoạt tình dục.

Trị liệu:

Metronidazol uống, đặt, trong 7 ngày.

Phòng bệnh:

Nên trị đợt 2 sau 2-3 tuần.

Khi dùng thuốc, không uống rượu, bia, không sinh hoạt tình dục. Không dùng thuôc cho người mang thai 3 tháng đầu và cuối.

Điều trị cả bạn tình, dù không có triệu chứng.

Lây qua bồn tắm, khăn tay ướt, và cho trẻ khi sinh.

  1. Do nấm Candida Albicans

Là loại nấm men sống cơ hội, cộng sinh với vi khuẩn ở hốc tự nhiên, ông tiêu hóa. Thích hợp với pH < 5. Gây nên triệu chứng điển hình:

  • Ngứa đến bỏng rát, phải gãi nên xây xước, phù nề.
  • Khí hư váng sữa, dính, bột như cặn nước vo gạo.
  • Có khi tiểu khó. Đau khi sinh hoạt tình dục.

Trị liệu:

Thuốc uống : Nystatin hoặc sporal, Fluconazol.

Đặt âm đạo : Clotrimazol, Tergynan…

Rửa âm hộ : Bột Nabica + muôi ăn, mỗi thứ một muỗng nhỏ pha vào một lít nước, rửa hàng ngày.

Xoa, bôi : Glycerin borate hoặc thuốc tím Gentian 0,5%.

Phòng bệnh:

Điều trị nấm thường dai dẳng. Quần, áo ẩm ướt, bụi bậm là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển..

ít lây qua đường tình dục, nhưng sinh hoạt kiểu đồng tính luyến ái qua hậu môn, rất dễ lây sang âm đạo. cần thiết, trị nấm đường tiêu hóa và cho cả bạn tình

Không dùng Clotrimazol trị nấm ở 3 tháng đầu mang thai.

Trẻ nhũ nhi dễ bị tưa lưỡi (nấm miệng), trị nấm cả mẹ lẫn con.

  1. Viêm âm hộ do tạp khuẩn và ờ người già

Người già có cảm giác ngứa rát, nhất là sau sinh hoạt tình dục cố gắng, dễ xây xước vì âm hộ, âm đạo teo mỏng, thiếu nội tiết tố. Vi khuẩn xâm nhập, tạo một triệu chứng không đặc hiệu, có thể đau, sưng nề, chảy mủ…

Trị liệu:

Dùng kháng sinh thích hợp. Bôi mỡ Estrogen tại chỗ.

Phòng bệnh :

  • Uống Vitamin E 400IU, kết hợp Vitamin c 500mg, dầu

cá (vitamin AD) mỗi thứ một viên hàng ngày, nhằm chông xơ teo âm hộ, âm đạo.

  • Cùng với bố sung Estrogen (uô’ng hoặc đặt).
  • Bôi trơn khi sinh hoạt tình dục bằng vaselin, pommade.

CHẢY MÁU BẤT THƯỜNG Ở ĐƯỜNG SINH DỤC

  1. Chảy máu có nguyên nhân từ tử cung
  2. Nguyên nhản cơ năng

Là trường hợp máu chảy nằm ngoài hành kinh, không mang đặc tính máu kinh. Có thế do nội mạc tử cung tăng sinh tróc không đều, hoặc họai tử mà nguyên nhân cường nội tiết tố sinh dục do tồn tại hòang thế (hội chứng Halban).

Hoặc đặt vòng tránh thai, hoặc lúc mang thai.

  1. Do bệnh tật

u xơ dưới niêm mạc, polyp, lạc nội mạc tử cung, ơ người mãn kinh do teo hoặc một nguyên nhân ác tính (ung thư).

  1. Chảy máu từ âm hộ, âm đạo, do tốn thương rách, sùi mồng gà, lộ tuyến cố tử cung, tăng sinh lành tính… Hoặc rối lọan về máu với nhiều nguyên nhân khác nhau.
  2. Hướng trị liệu
  • Báo cho bác sĩ cầm máu ngay bằng mọi cách, tránh mất máu cấp gây nguy hại tới tính mạng người bệnh.
  • Sau đó tìm nguyên nhân trị bệnh kịp thời. Thông báo bệnh về máu với bác sĩ, nếu có.

SA TỬ CUNG

  1. Lý do đi khám

Ở chị em sinh đẻ nhiều hay đang tuổi mãn kinh, bỗng cảm thấy nằng nặng ở âm hộ. Đôi khi sờ được một cục hay cố rặn, thấy thập thò ở cửa mình. Đồng thời một cảm giác tiêu khó tăng dần, rồi tiếp theo, lúc nào đó không tiêu chu động được.

Vì sao vậy? Vì các hệ thống cơ nâng đỡ cùng hệ thống dây chằng để treo và dinh hướng bộ phận sinh dục bị yếu đi, dãn ra không co rút lại được. Có rất nhiều lý do gây ra phiền toái này:

  • Rách tầng sinh môn không hồi phục khi rặn đẻ không đúng cách, thủ thuật sinh không đúng kỹ thuật…
  • Luôn luôn gây tăng áp lực ổ bụng như nịt bụng làm bé eo, ho nhiều, táo bón rặn cố, lao động nặng..

%

  • Thoái hóa cơ, xơ teo sinh dục ở tuồi già. Hoặc có thế do câu trúc khác thường ở sàn chậu.
  1. Hậu quả
  • Đau lưng, bụng dưới khi sinh hoạt tình dục và cả khi tiểu.
  • Tiếu khó, tiêu dắt. Lâu ngày, nhiễm trùng loét sinh dục.
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu khó, tiêu bón.
  1. Phân lọai

Sa độ I: Cô tử cung nằm trong âm đạo.

Sa độ II: Cô tứ cung tới cửa âm hộ.

Sa độ III: CỔ tử cung sa hẳn ra ngoài.

  1. Phòng tránh
  • Tránh những nguyên nhân nguy cơ làm yếu hệ thông nâng đỡ tử cung.
  • Chú ý tới nguyên nhân do đẻ. Vì thế nên tìm hiểu kiến thức sinh đẻ đế gìn giữ bảo vệ tầng sinh môn.
  • Chống xơ teo bộ phận sinh dục bằng thuốc uống, đặt như Estrogen, vitamin ..