Bệnh ung thư dạ dày

  1. Đại cương

Dịch tế: – Đứng thứ nhất trong ung thư tiêu hóa.

  • Tuổi trung bình 60.
  • Thường gặp ở châu Á – Nam Mỹ.

Giải phẫu bệnh:

  • Adénocarcinome xâm lấn 85%.
  • Adénocarcinome bề mặt 5%.
  • Linite dạ dày 5%.

+ Khối u thâm nhiễm vào lớp cơ, lớp liên kết làm dày thành dạ dày và tạo nên dạ dày bé.

+ Tế bào ác tính dạng đũa.

+ Hình ảnh tăng âm ở thành dạ dày trên siêu âm nội soi cần phải sinh thiết sâu và phải sinh thiết nhắc lại nhiều lần.

+ Tiên lượng tồi: tỷ lệ sống sau 5 năm = 0%.

  • u lympho dạ dày 5%.

+ Type B; mức độ ác tính nhẹ (tế bào nhỏ MALT) hoặc mức độ ác tính nặng (tế bào tuyến).

+ Nhiễm HP kết hợp trong 95% trường hợp.

Ba yếu tố nguy cơ:

  • HP 50 – 80% bệnh nhân, viêm teo dạ dày.
  • Di truyền.
  • Thức ăn: mặn, cá thịt hun khói, nitrosamine, rau hoa quả.

Năm tổn thương tiền ung thư:

Cần theo dõi và sinh thiết định kỳ hàng năm.

  • Loét dạ dày mạn tính
  • Cắt đoạn dạ dày.
  • Bệnh Biermer.
  • Bệnh Ménétrier (viêm dạ dày phì đại).
  • Polyp tuyến.
Ung thư dạ dày
  1. Chẩn đoán

Lâm sàng:

  • Gầy sút cân
  • Đau kiểu loét không điển hình.
  • Biến chứng: nôn, xuất huyết tiêu hoá
  • Hội chứng cận ung thư (sốt, viêm tắc tĩnh mạch chi, bệnh lý thần kinh ngoại vi).

Nội soi tiêu hóa trên:

  • Khối u: loét, sùi, thâm nhiễm.
  • Vị trí khôi u theo thứ tự: hang vị, thân vị, tâm vị
  • Xác định kích thước, hình dáng.
  • Tìm kiếm ổ ung thư bề mặt (nhuộm màu).
  • Cho phép sinh thiết nhiều mảnh (> 10 mảnh, ở ngoại vi).
  • Mức độ khôi u gây hẹp, mức độ hẹp.
  • Khẳng định chẩn đoán bằng mô bệnh học (type, biệt hóa, thâm nhiễm thành).
  • Chụp dạ dày: không cần làm hệ thống, chỉ định chủ yếu là trước phẫu thuật, hình ảnh cố định trên các phim (hình khuyết, cứng)

Thăm khám sức khỏe trước điều trị:

  • Sự xâm lấn của khối u và di căn:

+ Lâm sàng: vị trí khối u, gan to, cổ trướng, khối u khi thăm âm đạo (Krukenberg), hạch Troisier.

+ Sinh hóa: men gan CEA.

+ CT bụng và siêu âm nội soi dạ dày tìm hiểu mức độ xâm lấn vào thành dạ dày và hạch.

+ Siêu âm bụng và XQ phổi.

+ Nếu có dấu hiệu gợi ý: Scintigraphie xương, CT não.

>>> Xem thêm: Thương tổn ở cổ tử cungDấu hiệu vô sinh

  • Tình trạng chung:

+ Tuổi, cân nặng, chỉ số BMI.

+ Chức năng sống: tim, phổi, gan, thận.

  • Xét nghiệm đặc biệt đối với hệ thống hạch dạ dày:

+ Điện di Protein, điện di miễn dịch, máu lắng, B2 microglobulin, LDH, HIV.

+ Khám tai mũi họng, nội soi vòm.

+ Siêu âm nội soi dạ dày – CT tiểu khung.

+ Transit ruột non, nội soi đại tràng và nội soi hồi tràng.

  1. Điểu trị ung thư dạ dày

Điều trị ngoại khoa:

  • Chống chỉ định: suy kiệt, tuổi già, carcinome lan toả ổ bụng.
  • Chuẩn bị bệnh nhân: bồi phụ nước điện giải, dinh dưỡng, hút dịch dạ dày nếu có hẹp môn vị.

Phẫu thuật triệt để:

  • Nếu khối u có thể phẫu thuật được, không có di căn xa
  • Đối với K tâm vị + thân vị: cắt dạ dày toàn phần và nối thực quản hỗng tràng quai Y

K hang vị, môn vị cắt 2/3, 3/4, 4/5 dạ dày nối dạ dày hỗng tràng. Kết hợp: nạo vét hạch + cắt bỏ mạc nôi + thám khám các giới hạn của tổn thương và hạch.

Giải phẫu bệnh mảnh cắt ngay khi phẫu thuật và sau đó

Điều trị tạm thời:

  • Nếu khối u không thể cắt được hay có di căn xa.
  • Nối dạ dày hỗng tràng hay mở thông hỗng tràng cho ăn.

Điều trị nội khoa

  • Cắt niêm mạc với ung thư sớm
  • Hóa trị liệu (5FU + Cisplatine).
  • Theo dõi tổn thương cacinome.
  1. Tiên lượng
  • Sau phẫu thuật triệt để: tiên lượng phụ thuộc vào mức độ xâm lấn thành dạ dày, xâm lấn hạch và type mô bệnh học.
  • Tỷ lệ sống 5 năm sau phẫu thuật triệt để ung thư dạ dày là 20 – 30%.