“Nằm mộng giữa ban ngày” có lợi hay có hại?

Bạn đã có lúc nào như thế này chưa? Một mình ngồi yên lặng, dồn hết tâm trí mường tượng một điều gì đó, ngây ra như “phỗng đá” vậy. Thật ra, người ta ít nhiều, ai cũng có lúc “nằm mộng giữa ban ngày”. Lúc ấy, giá như bị thầy giáo hoặc bố mẹ phát hiện, chắc chắn bạn sẽ bị trách: “Làm gì ngồi “đờ” ra thế? Mất thì giờ vô ích! Không có việc gì làm nữa hay sao?”

Từ trước tới nay, người ta vẫn nghĩ rằng, “nằm mộng giữa ban ngày” vừa lãng phí thời gian, vừa hại sức khỏe, chẳng có lợi gì, chỉ là chuyện vô tích sự.

Vậy “nằm mộng giữa ban ngày” có đúng là chuyện vô tích sự không? Các công trình nghiên cứu khoa học những năm gần đây đã đưa ra kết luận mới: Tương tự như những giấc mơ trong lúc ngủ có lợi cho cơ thể, “nằm mộng giữa ban ngày” đúng mức cũng rất có ích đối với con người.

Nằm mộng giữa ban ngày cũng rất có ích cho sức khỏe
Nằm mộng giữa ban ngày cũng rất có ích cho sức khỏe

Qua nghiên cứu, bác sĩ Mỹ Fribeck phát hiện ra rằng, “nằm mộng giữa ban ngày” giúp phát triển trí lực của con người. Trong thực nghiệm của mình, ông đã lấy các học sinh trung tiểu học làm đối tượng nghiên cứu, kết quả chứng minh rằng: sau khi “nằm mộng giữa ban ngày” ít phút, trẻ em học tập chăm chú hơn, đồng thời say mê và hứng thú học tập.

Fribeck còn phát hiện ra rằng, “nằm mơ giữa ban ngày giúp nâng cao năng lực tự kiềm chế và sức sáng tạo của trẻ em. Khi thực hiện cùng một nhiệm vụ, như “đứng gác” chẳng hạn, những em hay “nằm mộng giữa ban ngày” thường rất kiên trì hoàn thành nhiệm vụ, còn những em không có thói quen ấy thì càng về sau càng uể oải, sốt ruột, bồn chồn.

>> Xem thêm: 

Có điều, tác dụng lớn nhất của “nằm mộng giữa ban ngày” là ảnh hưởng của nó đối với tương lai. Không hiểu bạn có để ý hay không, phần lớn những “giấc mộng giữa ban ngày” đều là sự tưởng tượng về tương lai, cho dù đó là những ảo tưởng hầu như xa thực tế, nhưng biết đâu có một ngày nào đó lại chẳng trở thành hiện thực! Edison khát khao trở thành nhà phát minh, cậu bé Pascal mười hai tuổi ước mơ trở thành nhà nghiên cứu những “bánh xe” và “hình vuông dài”, tức là tên gọi mà Pascal đặt cho “đường tròn” và “hình bình hành”, kết quả họ đã chẳng đạt được mong ước của mình đó sao?

“Nằm mộng giữa ban ngày” được xem như một lần rèn luyện đối với hệ thống thần kinh
“Nằm mộng giữa ban ngày” được xem như một lần rèn luyện đối với hệ thống thần kinh

Bác sĩ y học Moltz cho rằng, hệ thống thần kinh của chúng ta không phân biệt được sự khác nhau giữa cảnh tượng tưởng tượng với cảnh tượng trong hiện thực, vì vậy những điều tưởng tượng trong lúc “nằm mộng giữa ban ngày” được xem như một lần rèn luyện đối với hệ thống thần kinh. Trong tâm lý học gọi đó là “Phép tưởng tượng tình cảnh”, có tác dụng chữa chứng hồi hộp, dễ xúc động,…

Đương nhiên, áp dụng phương pháp “nằm mộng giữa ban ngày” cũng cần phải có chừng mực, không để ảnh hưởng đến tiến trình học tập, công tác bình thường. Lúc lên lớp nghe giảng hoặc lúc làm bài ở nhà không nên áp dụng biện pháp “nằm mộng giữa ban ngày”, nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Những dịp nghỉ hè, nếu bạn biết áp dụng phép “nằm mộng giữa ban ngày” một cách hợp lý, bạn sẽ cảm thấy nhiều điều thú vị, đồng thời đưa lại cho cuộc sống của bạn những niềm vui bất tận.